MẦU SẮC HỢP PHONG THUỶ THEO NGŨ HÀNH, BẢN MỆNH
- Khái niệm ngũ hành và màu sắc trong phong thủy cổ điển mang một sắc thái để đoán định cát hung, nhìn Hình (núi nhọn, núi tròn,...) đoán Khí nhìn Màu sắc (đất màu đen, màu vàng, màu xanh,...) đoán Khí. Ngũ hành của màu sắc được sử dụng rộng rãi, phổ biến hơn trong Đông Y, phong thủy áp dụng tác dụng không nhiều, vì khi sử dụng màu sắc trong nhà ở tác dụng mạnh nhất là vào Thị giác, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con người. Chẳng hạn, Đông Y nhìn người mắt vàng là đoán biết gan, mật có bệnh,...
- Trong nhà, màu sắc đừng nhạt quá, mà nên thẫm (sẫm). Nếu tường màu nhạt, nên phối hợp với các vật dụng gia đình màu đậm. Nếu hết thảy màu nhạt, thì con người sống ở đó sẽ sinh ra nghiêm nghị, lạnh lùng. Bạn cần phối màu sắc hài hòa trong nhà làm chính.
- Việc nên dùng màu sắc để áp dụng cho phong thuỷ không có tác dụng nhiều như các bạn thường nghĩ mà chỉ tác dụng ở THỊ GIÁC. Nhưng khi sử dụng phải tuỳ thuộc vào từng cá nhân, bạn cần ngũ hành nào để bổ sung cho ngũ hành bản thân còn khuyết thiếu, đấy là dựa vào nguyên tắc cân bằng ngũ hành. Ngoài ra, chúng ta còn phải dựa theo nguyên tắc chính yếu của phong thuỷ là TĨNH và ĐỘNG để sử dụng, nơi nào cần tĩnh và nơi nào cần động phải phân biệt rõ.
Nguyên tắc để lựa chọn ngũ hành, màu sắc theo phong thủy, là chúng ta phải theo nguyên lý Ngũ hành Tương Sinh, Tương Khắc, bản thân cần sinh thì dùng sinh trợ (Sinh ta - Ấn), bản thân cần khắc thì dùng khắc (Ta Khắc- Tài) hoặc (Khắc Ta - Quan),.... Các bạn nên biết rằng cái gì thái quá thì tất sẽ suy, đó là quy luật của tự nhiên, bạn mệnh Mộc nhưng bạn cần Mộc hay không cần Mộc, nếu bạn dư Mộc rồi mà sơn màu Mộc là thất bại.
- Theo nguyên lý ngũ hành, môi trường gồm 5 yếu tố Kim (kim loại), Thủy (nước), Mộc (cây cỏ), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Kim gồm màu sáng và những sắc ánh kim; Mộc có màu xanh, màu lục; Thủy gồm màu xanh biển sẫm, màu đen; Hỏa có màu đỏ, màu tím; Thổ gồm màu nâu, vàng, cam…
Ngoài ra, sử dụng màu sắc trong trang trí nội thất cần căn cứ vào chức năng của từng phòng, từng đối tượng khác nhau mà sử dụng màu sắc chủ đạo khác nhau. Lưu ý, khi phối màu cho phòng cần chọn những màu sắc và sắc độ (độ đậm nhạt) phù hợp với ánh sáng, vì màu sắcluôn có xu hướng thay đổi khi nhìn dưới các ánh sáng khác nhau.
1. Nguyên lý Âm Dương - Ngũ Hành tương tác với mầu sắc
- Trong phong thuỷ, màu sắc hình thành nên các trường năng lượng. Các trường năng lượng này tác động đến môi trường nhà ở và ảnh hưởng đến mỗi cá nhân. Do đó, màu sắc cần phải được thiết kế hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, với con người, thuận theo những nguyên lý của âm dương, ngũ hành.
- Báo cáo của Color Communication Inc - một tổ chức hàng đầu về các tiêu chuẩn màu sắc cho ngành sơn, ô tô, dệt... cho biết, con người thường đánh giá trong tiềm thức của họ về một người, môi trường hay một mặt hàng trong vòng 90 giây đầu khi nhìn thấy nó, trong đó 62 - 90% đánh giá là dựa vào màu sắc.
- Thực ra, màu sắc là ánh sáng với chu kỳ khác nhau, tác động lên tế bào thần kinh thị giác của con người. Con người nhận ra được những nét khác biệt của một vật thể là nhờ khả năng phát sáng, sự hấp dẫn ánh sáng và khả năng chuyển tải ánh sáng của chúng.
- Theo các nhà khoa học, ánh sáng và màu sắc đi vào hệ thần kinh con người qua 3 kênh gam màu đôi: đỏ và xanh lá cây, xanh dương và vàng, trắng và đen. Những pha trộn này dựa vào một bảng phân bổ màu đã được cài đặt trong hệ thần kinh tạo ra những kinh nghiệm khác nhau về thế giới màu sắc. Kinh nghiệm về màu sắc của người này thường không giống với người khác. Do đó, cùng một màu, nhưng có người thích, có người lại không thích, thậm chí cảm thấy khó chịu. Vì thế, thực tế việc sử dụng màu sắc trong cuộc sống phụ thuộc vào cảm nhận riêng, ý thích của mỗi người.
- Tuy nhiên, theo phong thủy hợp mệnh, sử dụng màu sắc nên tuân theo những nguyên lý của âm dương, ngũ hành, nhằm mang lại sự hài hòa về năng lượng, tăng năng lượng cho không gian sống để trợ lực cho con người.
Xét theo âm dương, âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu, càng nhiều màu tối thì càng nhiều năng lượng âm; dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu, càng nhiều màu trắng thì càng nhiều năng lượng dương. Năng lượng dương mang lại sự năng động và thành công trong công việc. Năng lượng âm mang lại sự yên tĩnh, nghỉ ngơi. Nguyên tắc chung là dương hướng lên trên, âm hướng xuống dưới, có nghĩa là trần màu sáng, tường màu đậm hơn, còn sàn nhà màu tối (tránh dùng màu quá tối) và không nên có quá nhiều biểu tượng âm, vì nó không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển.
- Màu sắc nội thất nên tương sinh, đồng hành hoặc bị ngũ hành của chủ nhà hay người sử dụng khắc chế; tránh ngũ hành của màu khắc người hoặc được người sinh.
- Khi xác định được những màu chủ đạo thì việc phối màu và trang trí vật nào với màu gì cũng rất quan trọng, để nguồn năng lượng được phân bổ hài hoà (ví dụ, màu đỏ nên cạnh màu vàng, vì Hoả sinh Thổ) và tránh tạo ra sự lệch gam về màu giữa hai mảng màu hay đồ vật gần nhau. Trong đó, cần chú trọng tới màu tường, vì tường có diện tích lớn, mức độ ảnh hưởng tới con người lớn hơn. Đối với tường ngoài nhà, bên trong các phòng sinh hoạt chung lấy theo ngũ hành chủ nhà cần; các phòng ở, phòng làm việc lấy theo ngũ hành người dùng phòng đó. Trường hợp hai người chung phòng có sự đối lập nhau vể ngũ hành thì nên chọn những tông màu hài hoà cho cả hai. Ví dụ, một người cần ngũ hành Thủy và người kia cần Hỏa; hoặc người cần ngũ hành Kim và và người kia cần ngũ hành Mộc.
2. Các mầu sắc tương ứng bản mệnh
+ HÀNH KIM:
Những tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là Màu sắc của người mệnh Kim. Ngoài ra nên kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng trong trang trí như sơn tường, màu sắc nội thất.. vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn.
+ HÀNH THỦY:
Màu đen hoặc xanh dương (Thủy) là Màu sắc của người mệnh Thủy và xanh lá cây (Mộc) thì chỉ nên dùng để điểm xuyến như khung ảnh, vật dụng trang trí. Nguyên tắc này giúp cho mọi người hiểu được rằng vạn vật đều chứa cả Ngũ hành với một hành nổi trội hơn, không nhất định gia chủ cần hành Thủy thì cả nhà đều phải màu xanh hay màu đen theo hành Thủy.
+ HÀNH MỘC:
Tông màu xanh là Màu sắc của người mệnh Mộc, ngoài ra kết hợp với tông màu đen, xanh biển sẫm (Thủy sinh Mộc). Màu xanh là màu Mộc, Xanh có nhiều sắc độ, từ cốm nhạt đến xanh lá đậm, tạo một cảm giác mát mẻ và gần gũi với thiên nhiên nhất trong các màu. Trời mùa hè nóng nực, sơn màu xanh là một trong những cách để giữ sự thoáng đãng trong căn nhà của bạn. Màu xanh còn gợi sự bình yên và êm ả của tâm hồn.
+ HÀNH HỎA:
Tông màu đỏ, hồng, tím, ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Xanh mộc sinh Hỏa). Hành Hỏa thường mang đến cho cuộc sống sự sôi động và hào hứng. Màu sắc của người mệnh Hỏa là màu hồng, màu đỏ, tím. Những căn phòng của người mệnh Hỏa luôn tràn đầy sức sống và ấn tượng mạnh mẽ đối với những người khác. Bạn có thể thấy những mẫu phòng vô cùng đẹp và quyến rũ dành cho mệnh Hỏa.
+ HÀNH THỔ:
Tông màu vàng, vàng đất, nâu thổ là màu đại diện cho hành Thổ, là Màu sắc của người mệnh Thổ. Sự mạnh mẽ và hài hoà của yếu tố Thổ trong nhà sẽ giúp tạo ra sự chắc chắn, giàu sinh lực và sự bảo vệ cho tất cả các mối quan hệ của bạn.
3. Nguyên tắc vận dụng màu sắc theo phong thủy
+ Khi vận dụng màu sắc theo phong thuỷ vào nhà ở hoặc trang phục đồ dùng, chúng ta sẽ dựa trên nguyên tắc tương sinh – tương khắc với bản mệnh của người sử dụng.
+ Chúng ta thường chọn màu bản mệnh (ví dụ người mệnh Hỏa sẽ chọn màu của Hành Hỏa là Đỏ - Hồng – Tím - Cam), hoặc chọn màu của hành tương sinh với bản mệnh (ví dụ người mệnh Hỏa sẽ chon màu của Hành Mộc là Xanh lục, vì Mộc sinh Hỏa).
+ Nhưng các mầu sắc không nên thiên quá về một tông mầu nào đó, khi đó Hành tương ứng sẽ vượng quá điều đó cũng không tốt cho bạn. Chỉ nên hài hoà các mầu sắc, và mầu bản mệnh hay mầu dưỡng mệnh có nhấn hơn một chút để dưỡng cho gia chủ.